Lối chơi kiểm soát bóng – “Thứ vũ khí thoát Pressing bất diệt”

Lối chơi kiểm soát bóng đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn của các cầu thủ nhằm thoát pressing, phá vỡ hệ thống phòng ngự của đội phương. Nhiều chiến lược gia đã áp dụng thành công triết lý này và thành công bậc nhất thế giới. Hãy cùng LuongSonTV tìm hiểu chi tiết lối chơi kiểm soát hấp dẫn người xem trong bài viết dưới sau đây nhé!

Sự ra đời và bị dập tắt sau 8 năm của lối chơi kiểm soát bóng

Triết lý bóng đá kiểm soát được khai sinh ra như một thứ vũ khí lợi hại nhất. Tuy nhiên, cuối cùng lối chơi này cũng chỉ bị dập tắt sau đó chỉ trong một thời gian ngắn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự thành công và nhanh chóng lu mờ của chiến thuật này trong thời đương đại.

Sự ra đời

Năm 2008 được xem là thời điểm ra đời của lối chơi kiểm soát bóng, thành công nhất là câu lạc bộ Barcelona dưới thời huấn luyện viên Pep Guardiola. Đó là một phong cách tấn công nhanh, trực diện với những cầu thủ tài ba và xuất sắc trong tay của chiến lược gia người Tây Ban Nha.

Pep khai sinh triết lý bóng đá kiểm soát thành công tại Barcelona
Pep khai sinh triết lý bóng đá kiểm soát thành công tại Barcelona

Triết lý bóng đá này còn được biết đến với cái tên tiqui-taca nổi tiếng với thành viên chủ chốt là Lionel Messi, Iniesta hay Xavi,… Lối chơi ngay lập tức mang về chức vô địch UEFA Champion League 2008/09 trong “cú ăn ba” lịch sử của đội bóng xứ Catalan.

Không dừng lại ở đó, Pep tiếp tục tiến hoá lối chơi kiểm soát bóng của mình ở nước Đức trong câu lạc bộ Bayern Munich. Có phần khác, chiến thuật phòng ngự ở mọi tuyến với một cấu trúc chặt chẽ tránh mọi rủi ro khi nắm hoàn toàn thế trận,

“Hùm Xám” trong tay Pep Guardiola với các nhân tố xuất sắc như Robert Lewandowski, Xabi Alonso,.. cũng thành công không kém. Bao gồm chức vô địch FIFA Club World Cup và UEFA Super Cup, Bundesliga,… Đáng tiếc rằng Bayern đã để thua hai lần liên tiếp không vượt qua trận bán kết UEFA Champions League.

Bị dập tắt

Nổi lên trong vòng 8 năm, lối chơi kiểm soát bóng bị “giết chết” bởi sự phòng ngự nhiều lớp của Leicester City hay Atletico Madrid. Các đội bóng này đã chứng việc nắm giữ thế trận không đồng nghĩa với một chiến thắng. Minh chứng cụ thể nhất là hành trình lên ngôi vô Euro 2016 của tuyển Bồ Đào Nha mặc dù không kiểm soát bóng nhiều trong cả 4 trận đấu knock out.

Bồ Đào Nha từng vô địch Euro 2016 không tưởng với lối chơi phòng ngự
Bồ Đào Nha từng vô địch Euro 2016 không tưởng với lối chơi phòng ngự

Minh chứng rõ ràng hơn về sự dập tắt của triết lý kiểm soát ở đội tuyển Tây Ban Nha. “La Roja” từng thống trị thế giới với lối đá tiqui-taca giành 2 chức vô địch Euro 2008 và 2012 xen kẽ danh hiệu World Cup 2010. Không lâu sau đó, Tây Ban Nha không thể vượt qua vòng bảng World Cup 2014 với chiến thuật tương tự.

Mặc khác, triết lý của Arsene Wenger khi dẫn dắt Arsenal đã bác bỏ rằng lối chơi kiểm soát bóng không đồng nghĩa với việc nắm giữ thế trận. “Pháo thủ” trong tay huấn luyện viên người Pháp nhường lại phần sân cho đối phương nhưng tạo ra sự khác biệt lớn. Arsenal đã thành công với 17 danh hiệu kể từ năm 1996 – 2018.

Ở Ngoại Hạng Anh, một khắc chế khác của lối chơi kiểm soát nằm trong câu lạc bộ Leicester City. Họ đã đăng quang Premier League với một trong những chiến thuật hiệu quả nhất giải đấu nước Anh. Tuy không đẹp mắt nhưng “Bầy Cáo” đã tạo nên sự cân bằng, tốc độ, kỹ thuật và sự chính xác.

Sự hồi sinh của lối chơi kiểm soát bóng ở thời đương đại

Sau khi bị lu mờ nhiều năm, Pep Guardiola đã tiến hoá lối chơi kiểm soát và đột phá hơn nhiều trong câu lạc bộ Manchester City. Sự khác biệt nằm ở bốn vai trò cụ thể gồm: hậu vệ cánh, tiền vệ phòng ngự, tiền đạo cánh và tiền đạo ảo. Không chỉ hồi sinh triết lý trước đây của ông mà còn thành công vang dội, tiêu biểu là “cú ăn ba” lịch sử của “The Citizens” 2022/23.

Pep hồi sinh lối chơi kiểm soát bóng ở câu lạc bộ Manchester City
Pep hồi sinh lối chơi kiểm soát bóng ở câu lạc bộ Manchester City

Trong đó, hậu vệ cánh Man City luôn trong xu hướng tấn công, tạo đột biến khi liên tục dâng cao đưa bóng vào vòng cấm hay tạo ra những cú sút từ xa. Một số cầu thủ tài năng mà Pep đã sử dụng ở vị trí này như Zinchenko, Cancelo, Gvardiol,…

Ở tuyến giữa, chiến lược gia người Tây Ban Nha luôn lựa chọn nhân tố có khả năng phán đoán, đọc vị trận đấu và kiểm soát bóng linh hoạt. Có thể kể đến những trụ cột mà Pep đang nắm giữ đến hiện tại như Rodri, Gündoğan, Kovačić, Kevin de Bruyne,..

Pep Guardiola cũng mang số 9 ảo trở lại với Manchester City, thứ “vũ khí” then chốt để hút hàng hậu vệ đối phương trong lối chơi kiểm soát bóng của mình. Đó là lý do ông nỗ lực mang về Erling Haaland – một mảnh ghép hoàn hảo với triết lý này.

Tất cả những yếu tố trên đã hồi sinh nên một Man City đáng gờm trên mọi đấu trường. Sự cân bằng giữa kiểm soát thế trận cũng tạo ra khả năng phòng ngự hiệu quả và cống hiến lối chơi đẹp mắt cho người hâm mộ.

Lời kết

Bài viết của chúng tôi về Lối chơi kiểm soát bóng – “Thứ vũ khí thoát Pressing bất diệt” đã đi đến hồi kết. Hy vọng người hâm mộ sẽ tiếp tục ủng hộ LuongSonTV để có được những kiến thức bổ ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *